Cập nhật ngày 23-08-2022 bởi Nguyễn Hoài Nam

Sửa thiết bị

Để bắt đầu thực hiện chức năng Sửa, người dùng vào Quản lý > Thiết bị

Khi click vào Sửa của thiết bị đó, sẽ xuất hiện hộp thoại như sau:

1. Cơ bản

  • Thông tin thiết bị:

    • IMEI: Mã số nhận dạng của thiết bị. (Không cho phép sửa).

    • Tài khoản: Tên tài khoản/ tên đăng nhập của bạn. (Không cho phép sửa).

    • Biểu tượng: Click vào ô ngay dưới để chọn biểu tượng xe/phương tiệ mà mình lắp thiết bị.

    • Số SIM: Nhập số điện thoại bạn đang sử dụng.

    • Kích hoạt: Trạng thái bật/tắt kích hoạt tài khoản.

    • Tên thiết bị: Có thể thay đổi tên thiết bị cho dễ nhớ, dễ nhìn.

    • Loại thiết bị: Chọn tên loại thiết bị tương ứng đúng với thiết bị mình đang sử dụng.

    • Nhóm thiết bị: Là nhóm các thiết bị có chung một điểm nào đó với nhau trong một tài khoản.

      • Bước 1: Click để thêm nhóm thiết bị.

      • Bước 2: Chọn tài khoản muốn thêm nhóm thiết bị. Nhập tên nhóm thiết bị.

      • Bước 3: Click vào Thêm để hoàn thành thao tác.

        Ngoài ra, có thể tạo thêm nhóm thiết bị bằng cách như hình dưới đây :

        Tham khảo thêm chi tiết tại đây

      • Loại SIM: Chọn loại SIM tương ứng với nhà mạng của số điện thoại.

  • Dịch vụ

    • Gói dịch vụ : Gói dịch vụ thiết bị đang sử dụng (Không cho phép sửa).
    • Đến ngày : Hạn của gói dịch vụ (Không cho phép sửa).

  • Bảo hành
    • Từ ngày: Ngày kích hoạt bảo hành.
    • Đến ngày: Ngày hết hạn bảo hành.

  • Ghi chú
    • Tổng quãng đường (km) : Khi xe chạy hết ngày sẽ tự động tính tổng quãng đường mà xe đã chạy từ trước tới ngày hôm qua.
      • Nếu sửa về số khác, thì nó sẽ tính thêm từ số đó với số km đã chạy tính từ thời điểm sửa đó.
    • Ghi chú : Nhập ghi chú nếu bạn muốn chú thích điều gì đó.

  • SIM
    • Kiểm tra CCID : Nếu bật mà thiết bị đổi SIM thì hệ thống sẽ tự động khóa tài khoản (chỉ có thể bật/tắt khi tài khoản có quyền).
    • CCID Origin : Số CCID SIM đầu tiên được gán vào thiết bị.
    • CCID : Số CCID SIM hiện tại.
    • Số SIM : Số sim của thiết bị (có thể ẩn hoặc hiện số SIM).
    • Ngày cập nhập : Ngày cập nhập thay đổi SIM của thiết bị.

  • Thông tin bán
    • Đã bán : Khi thiết bị đã bán sang tài khoán sẽ tự động bật. Nếu chư bán sẽ ở chế độ tắt.
    • Ngày bán : Cài đặt ngày bán thiết bị sang tài khoản khác (nếu có).
    • Ngày cập nhật : Hệ thống tự động cập nhật ngày bán thiết bị khi có thay đổi.

2. Nâng cao

Thông tin xe

  • Biển số : Biến số xe mà đã lắp thiết bị định vị. Biển số phải nhập đúng định dạng : Viết liền, có cả chữ và số thì mới trên lên Tổng cục đường bộ.

  • Số VIN : Số khung xe gồm 17 ký tự. (Dành cho oto).

  • Hệ số quãng đường : Là khoảng cách tính bằng km trong 1 đơn vị vectơ Theo mặc định, hệ số khoảng cách là 1,0.

  • Số khung : Là số nhận dạng xe. Một chuỗi seri và kí tự được đục trê khung xe. (Dành cho xe máy).

  • Số máy : Số máy xe của bạn. (Dành cho xe máy).

  • Lái xe: Tên người lái xe của xe/phương tiện đã lắp thiết bị định vị. Nếu chưa có thì click vào

    • Tài khoản : Tên tài khoản muốn thêm người lái xe.
    • Tên : Tên người lái xe lắp thiết bị
    • Số điện thoại : Số điện thoại người lái xe.
    • Giấy phép lái xe : Hạng giấy phép lái xe.
    • Ngày cấp phép : Ngày cấp giấy phép lái xe.
    • Ngày hết hạn : Ngày hết hạn sử dụng giấy phép lái xe.
    • : Mã giấy phép lái xe.
    • Email : Email của người lái xe.
    • Địa chỉ : Địa chỉ của người lái xe.
    • Mô tả : Mô tả thêm thông tin cần thiết,…

Click vào Thêm để lưu người lái xe.

Ngoài ra, có thể thêm người lái xe bằng cách như hình dưới đây :

Tham khảo thêm chi tiết tại đây

  • Nhiên liệu
    • Định mức tiêu hao (lít/100km) : Đặt giới hạn tiêu hao nhiên liệu của xe cho bao nhiêu lít/100km.

  • Tính năng nâng cao

    • Trạm thu phí : Có thể bật / tắt. Khi bật lên khi xe qua các trạm thu phí sẽ cảnh báo và tương ứng với loại hình vận tải thì sẽ tính được xe mất bao nhiêu phí khi đi qua.
    • Loại hình vận tải : Chọn 1 trong 5 loại hình vận tải. (Chỉ áp dụng ở Việt Nam)

  • Bộ Giao thông vận tải
    • Gửi dữ liệu: Có thể bật / tắt. Chỉ khi nào bật lên dữ liệu mới trên lên Tổng cục đường bộ.
    • Sở Giao thông vận tải: Chọn tỉnh để gửi dữ liệu. (Chỉ chọn đượkhi bật chế độ gửi dữ liệu).
    • Loại hình vận tải QCVN: Chọn 1 trong các loại hình đó, đúng với xe / phương tiện mà bạn lắp thiết bị. (Chỉ chọn được khi bật chế độ gửi dữ liệu).

3. Cảm biến

  • Trước khi thêm cảm biến mới, hãy xem sơ đồ bên dưới, cách các thông số được gửi từ thiết bị gps và cách chúng cần được ghép nối với các cảm biến.

  • Khi click vào Thêm cảm biến , sẽ xuất hiện hộp thoại như sau:

Cơ bản

  • Bước 1 : Click vào Cơ bản
    • Tên cảm biến : Đặt tên cảm biến cho dễ nhớ, dễ nhìn.
    • Phương pháp tính: Chọn 1 trong 3 phương pháp: Calibration (Hiệuchuẩn), Linear (tuyến tính), Original (Nguyên bản).
    • Tham số: Chọn tham số tương ứng.
    • Loại cảm biến : Chọn loại cảm biến tương ứng với đơn vị đo.
    • Đơn vị: Chọn đơn vị cần đo .

  • Bước 2 : Click vào thêm để kết thúc thao tác.

Nâng cao

  • Bước 1 : Click vào Nâng cao
    • Tăng tối thiểu : Nhập giá trị cảm biến thay đổi khi tăng bất thường.
    • Giảm tối thiểu : Nhập giá trị cảm biến thay đổi khi giảm bất thường.
    • Cân đối bù trừ : Nhập giá trị chỉnh “không” khi tính toán ra ADC để xuất ra giá trị nhiệt độ(loại cảm biến) đúng.
    • Làm tròn : Làm tròn giá trị cảm biến bao nhiêu đó sau dấu (,).
    • Sắp xếp: Sắp xếp giá trị cảm biến thay đổi lên vị trí nào.
    • Mô tả : Có thể ghi thêm thông tin về cảm biến,…
    • Hiển thị bản đồ trên map : Bật / tắt để hiển thị / không hiển thị tên cảm biến trên bản đồ.

  • Bước 2 : Click vào thêm để kết thúc thao tác.

4. Camera

Tạo camera

  • Bước 1 : Click vào Tạo camera

  • Bước 2 : Thêm Camera

    • Biển số: Thiết bị thêm camera.

    • Gói dịch vụ

      Đối với gói dịch vụ : Combo basic (2-4) hoặc Combo plus (2-4) (Loại Basic)

      • Tên : Nhập tên camera theo đúng kênh cắm ở đầu ghi.
      • Loại : Basic ( thường ). Chỉ chụp ảnh.
      • Mã Kênh : Loại ID camera ( 1-8 ).
      • Vị trí : Đối với các xe truyền dữ liệu lên Bộ Giao thông vận tải bắt buộc phải lắp camera tại 3 vị trí sau :
        Lái xe : Vị trí nhìn thấy người lái xe, tài xế.
        Cửa : Vị trí hành khách đi lên - xuống xe.
        Hành khách : Vị trí bao quát hết các hành khách đang trên xe.
      • Mô tả : Có thể nhập thêm thông tin về camera,…
      • Nhân bản : Nếu muốn tạo nhiều kênh cùng 1 lúc thì chọn nhân bản, sao chép bằng đó kênh. Để tiết kiệm thời gian và tạo kênh nhanh hơn. Khi nhân bản thành công chỉ cần chọn lại số kênh.

      Đối với gói dịch vụ : Combo plus (2-4) (Loại MDVR)

      • Tên : Nhập tên camera theo đúng kênh cắm ở đầu ghi.
      • Loại : MDVR : Ngoài chụp ảnh ra còn có thêm tính năng quay video.
      • MDVR Id : ID in trên thiết bị SM400.
      • Host : Địa chỉ IP hoặc tên miền truy cập server camera.
      • Cổng : Cổng kết nối đến đầu ghi hình camera. Mặc định là 6605.
      • Mã Kênh : Dây nối camera cắm vào cổng của kênh nào thì chọn kênh đó.
        Vị trí kênh lắp ở đầu ghi, AV1 -> AV4. ( Đối với đầu ghi 8 kênh thì -> AV8 ).
        Tương ứng từ CH1 -> CH8.
        Chỉ được tạo 1 kênh duy nhất.
        • Vị trí : Đối với các xe truyền dữ liệu lên Bộ Giao thông vận tải bắt buộc phải lắp camera tại 3 vị trí sau :
          Lái xe : Vị trí nhìn thấy người lái xe, tài xế.
          Cửa : Vị trí hành khách đi lên - xuống xe.
          Hành khách : Vị trí bao quát hết các hành khách đang trên xe.
      • Mô tả : Có thể nhập thêm thông tin về camera,…
      • Nhân bản : Nếu muốn tạo nhiều kênh cùng 1 lúc thì chọn nhân bản, sao chép bằng đó kênh. Để tiết kiệm thời gian và tạo kênh nhanh hơn. Khi nhân bản thành công chỉ cần chọn lại số kênh.

  • Bước 3 : Click Thêm để lưu camera.

❗ Lưu ý :

  • Bên nhân viên kỹ thuật sẽ cấu hình địa chỉ MDVR Id, host, cổng cho thiết bị.
  • Tài khoản nguồn phải có số điểm lớn hơn hoặc bằng tổng số điểm cần để thêm camera thì mới thêm được camera !

5. Mở rộng

  • Cấu hình
    • Thời gian chờ GPRS (phút) : Là khoảng thời gian mà nếu sau khoảng này thiết bị không cập nhật dữ liệu thì hệ thống coi thiết bị đó là Mất tín hiệu.
    • Thời gian dừng (giây) : Là khoảng thời gian mà nếu xe dừng quá khoảng này sẽ được tính là 1 điểm dừng.
    • Tín hiệu động cơ : Cấu hình chọn tín hiệu là tín hiệu Động cơ (Engine).
    • Khoảng cách cập nhật vị trí khi dừng (0-1000m) : Là khoảng cách mà khi xe dừng, nếu toạ độ mới cập nhật cách vị trí trước đó vượt quá khoảng này sẽ được hệ thống cập nhật.
    • Lọc tốc độ tối thiểu (km/h) : Là giá trị tốc độ mà khi thiết bị gửi về tốc độ nhỏ hơn giá trị này sẽ được tính là xe dừng.
    • Múi giờ: Chọn múi giờ khớp với múi giờ mà thiết bị đang được cài đặt.

  • Tín hiệu lắp đặt
    • Tick để bật/tắt các cảnh báo thiết bị mà bạn muốn gửi cảnh báo về.
      Ngoài ra có thể cài đặt nhanh Tín hiệu lắp đặt tại đây

  • Cảnh báo
    • Vượt quá tốc độ: Tích vào và cài đặt tốc độ giới hạn mà bạn muốn gửi cảnh báo về

Sau khi sửa xong các thông tin, click Lưu thay đổi để hoàn thành thao tác.